2.29.2012
2.17.2012
Tiramisu và... Valentine's day
hì hì hì...
Valentine's day của mình cũng sweet lắm chứ ạ... :P
Phải nói là trước đây mình chưa bao giờ coi trọng ngày Valentine, kể cả lúc đó có người yêu hay không. Valentine với mình đơn giản là một ngày làm cái gì cũng tốn kém, đi chơi chỗ nào cũng thấy mình ngu dại tự đưa cổ ra cho dân buôn nó chém. Vì thế nên Valentine mình thường ở nhà, chơi với mẹ :))
Mình vẫn vậy, vẫn chỉ thích ở nhà, tận hưởng những bình yên rất gia đình. Nhưng bạn bè thì dường như đã thay đổi nhiều lắm... Hoặc là mình đã già nhanh hơn họ! ^^
Phải nói là trước đây mình chưa bao giờ coi trọng ngày Valentine, kể cả lúc đó có người yêu hay không. Valentine với mình đơn giản là một ngày làm cái gì cũng tốn kém, đi chơi chỗ nào cũng thấy mình ngu dại tự đưa cổ ra cho dân buôn nó chém. Vì thế nên Valentine mình thường ở nhà, chơi với mẹ :))
Mình vẫn vậy, vẫn chỉ thích ở nhà, tận hưởng những bình yên rất gia đình. Nhưng bạn bè thì dường như đã thay đổi nhiều lắm... Hoặc là mình đã già nhanh hơn họ! ^^
2.11.2012
Bún thang Hà Nội
Mình rất thích ăn bún thang. Không những vì ngon mà còn vì nó gắn với những kỷ niệm thật khó quên...
Mama mình là người rất "phong lưu". Thời mới đi làm cũng chẳng có nhiều tiền đâu, nhưng cuối tuần nào cũng chở hai chị em đi ăn hàng. Khi thì ăn bánh mỳ Phúc, khi thì ăn phở tíu ngõ chợ Đồng Xuân, và món gần như là special menu dành riêng cho tối cuối tuần là bún thang. Quán bún thang bà Đức trên đường Cầu Gỗ trở thành điểm hẹn của ba mẹ con vì mẹ rất thích món này. Ăn ở quán của bà từ khi bà còn khoẻ cho đến khi sức khoẻ của bà đã kém đi, để con cháu bán thay; từ khi mẹ còn chở cả hai chị em trên một cái xe, cho đến khi thằng em đã đèo được mẹ, và con chị phải tự đi xe bám theo. Cứ như vậy, mình gắn liền món bún thang với quán bà, cũng gắn luôn những buổi ăn hàng với quán bà.
Cứ ba mẹ con đi với nhau suốt nhỉ! ^^'
Có lần, đã lâu lắm nhà bốn người không đi ăn chung. Là 6 năm! 6 năm cả nhà không hề cùng nhau ra ngoài. Mình chỉ muốn có một ngày nào đó mẹ không phải tất bật nấu nướng dọn dẹp, bữa cơm gia đình không còn chóng vánh, cả nhà có thời gian ngồi ăn cái gì đó ngon ngon, nói chuyện, cười đùa. Thuyết phục mãi bố mẹ mới đồng ý. Thế mà đến lúc đi lại chẳng biết đi đâu. Thời ấy mình không còn bé lắm, nhưng cũng chưa hay la cà quán xá như bây giờ. Mình muốn đến một chỗ nào đấy có bàn có ghế, có không gian thoải mái, được phục vụ tận tình... như kiểu trong phim ấy. Thế nhưng hồi đó mình chẳng được đi đến đâu cả nên cũng chẳng biết chỗ nào cả. Nghĩ mãi, nghĩ mãi, đến khi bố mẹ sắp bực mình đổi ý không đi nữa rồi, mình lại tặc lưỡi, thôi đi ăn bún thang vậy, như mọi khi! Không có bàn ghế lịch sự, không có nhân viên phục vụ tận tình chu đáo, không có không gian thoải mái, chỉ có bốn người nhà mình ngồi quanh một cái bàn nhựa kê ngoài vỉa hè, xì xụp ăn bún thang. Thế mà lúc đi về mình vẫn toét miệng ra cười ^^
Bây giờ, ngoài quán bà ra mình biết thêm rất nhiều quán bún thang khác, ở gần nhà hơn nhiều, và thậm chí là ngon hơn nữa. Lớn lên rồi mình cũng thường tự nấu ở nhà chứ ko ra ngoài ăn. Nhưng những kỷ niệm với cái quán nhỏ lụp xụp ấy thì không bao giờ quên được.
Gọi bún thang Hà Nội đúng là thừa, vì món này ở Hà Nội mới có. Không như phở có phở Nam Định, phở Hà Nội, thậm chí phở Sài Gòn, mỗi vùng miền một cách ăn khác nhau. Bún thang, chỉ là bún thang thôi, không có những khẩu vị theo vùng khác ^^ Mà cái tinh tế trong ăn uống của người Hà Nội thì đã trở thành một thương hiệu! Tinh tế trong từng thành phần của món bún. Món này gọi là bún "thang" là bởi vì nó bao gồm rất nhiều nguyên liệu thái nhỏ, khi ăn thì bốc từng thứ vào bát, giống như là bốc thang thuốc vậy. Có người thì lại giải thích "thang" nghĩa là "canh", gọi là bún "thang" là bởi vì món bún này quan trọng nhất là nồi nước dùng được nấu cầu kỳ, cẩn thận. Nghĩa nào thì cũng xoay quanh cái việc cầu kỳ, tỉ mỉ cả. Theo như một anh đầu bếp chuyên phục dựng một số món ăn Hà Nội cổ, bún thang ngày xưa khác bây giờ nhiều lắm. Không chỉ là trứng tráng mỏng, giò lụa, thịt gà, nấm hương, hành răm, mà còn vô số loại "nhân thang" khác; không chỉ là nồi nước luộc gà mà còn là tôm, mực, xương,... để làm nên một bát bún thang Hà Nội. Không khó nấu, nhưng lách cách. Món ăn cứ tưởng chỉ để "dọn tủ lạnh" sau ngày Tết cũng thật lắm công phu!
Nhà mình ăn thì thường nấu theo kiểu Hà Nội cổ. Thực ra cũng không biết có phải cổ thật không, nhưng mà thấy bảo vậy thì làm vậy :)) Với lại cũng ngon hơn ăn ở ngoài hàng thật :))
Vì cách làm dễ lắm nên chắc chỉ cần liệt kê ra các thành phần và lưu ý một số điều trong khi chế biến nhỉ!
BÚN THANG
Phần nhân:
1. Thịt gà luộc xé nhỏ
2. Củ cải khô ngâm kỹ, bóp với ít muối và dấm
3. Trứng tráng mỏng, cắt chỉ. Khi đánh trứng mình thường cho thêm ít nước lọc vào. Vừa ăn gian số lượng, vừa khiến trứng khi tráng không bị phồng rộp lên. Nêm muối cho vừa ăn.
4. Giò lụa thái chỉ.
5. Thịt mông băm nhỏ, xào săn, nêm vừa ăn. Cái này người ta gọi là ruốc sỏi. (May sao nhà có sẵn 1 miếng thịt mông hôm trước vừa cúng lễ giải hạn :)) )
6. Ruốc tôm: mình dùng tôm lột vỏ sẵn ở siêu thị í. Cho muối vào đun (nhỏ lửa, không đậy vung) cho đến khi nào con tôm săn khô lại thì giã nhỏ. Giã xong lại cho lên bếp đảo tiếp cho khô hẳn. Mình prefer giã vừa phải, để miếng tôm vẫn hơi sần sật.
7. Hành răm thái nhỏ
8. (optional) Cũng theo như cái anh đầu bếp ở trên thì món này còn có cả trứng muối. Mình cũng cho vào ăn nhưng không thấy hợp nên những lần sau không cho nữa. Nếu ai thích ăn trứng muối thì lấy lòng đỏ trứng muối vào bát, rồi phủ 1 lớp nilon bọc thức ăn lên, cho vào lò vi sóng quay khoảng 30s.
Phần nước:
Nước luộc gà chỉ lấy nước thật trong. Ngâm ít tôm khô và nấm hương cho vào cho nước thơm, ngọt. Nguyên bản thì phần nước này có cả sườn và mực khô cho ngọt nước. Nhưng nói thật là sau Tết cả nhà ngấy đến tận cổ rồi, đun thêm sườn nữa không biết bao giờ mới ăn hết được.
Xếp nhân vào bát bún, cho thêm ít mắm tôm rùi chan canh ăn thôi! <3
(Btw, phải nói là rất tiếc cho ai không ăn được mắm tôm nhé! Bún thang mà không có mắm tôm thì cũng không khác thịt chó không có mắm tôm lắm đâu :)))
Subscribe to:
Posts (Atom)